Chỉ số ROA là gì? Ý nghĩa ROA trong đầu tư chứng khoán

chỉ số roa

Khi đầu tư chứng khoán, để biết doanh nghiệp mà mình nhắm tới có hoạt động kinh doanh hiệu quả hay không, chúng ta cần nhìn vào chỉ số ROA. ROA sẽ giúp các nhà đầu tư chọn được những cổ phiếu tốt. Để hiểu rõ về khái niệm, ý nghĩa, cách tính và ứng dụng chỉ số này, hãy tham khảo bài viết sau đây của ebank24h.

Chỉ số ROA là gì?

Để nắm rõ hơn về chỉ số ROA, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về khái niệm của chỉ số, ý nghĩa cũng như mức độ được cho là tốt của chỉ số này nhé!

Khái niệm chỉ số ROA trong chứng khoán là gì?

ROA là viết tắt của từ “Return on Assets”, có nghĩa là tỷ số lợi nhuận trên tài sản và phản ánh sự tương quan giữa mức sinh lợi so với tài sản của một công ty. Nhờ vào việc xác định chỉ số ROA, nhà đầu tư sẽ biết hiệu quả của việc sử dụng tài sản để kiếm lời của doanh nghiệp.

Chỉ số ROA như thế nào là tốt?

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt là mối quan tâm của hầu hết các nhà đầu tư. Dưới đây là 3 tiêu chí để đánh giá xem chỉ số ROA có tốt hay không?

  • Lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động: Mỗi ngành có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu tài sản. Chỉ số ROA của các công ty trong ngành công nghiệp nặng như thép, xi măng,…thường tương đối thấp do các công ty này yêu cầu tài sản cố định rất lớn. Còn chỉ số ROA của các công ty trong ngành công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng,…thường cao do các công ty này không yêu cầu quá lớn tài sản cố định để vận hành.
  • So sánh chỉ số ROA với các đối thủ trong cùng ngành: Để biết lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, một trong số cách phổ biến nhất đó là tra cứu trên web CafeF. Một doanh nghiệp có chỉ số ROA cao hơn so với mức trung bình ngành thì thể hiện rằng doanh nghiệp đó đang quản trị tài sản hiệu quả.
  • So sánh chỉ số ROA với kết quả của chỉ số trong quá khứ: Việc so sánh chỉ số ROA của doanh nghiệp với kết quả trong quá khứ sẽ giúp chúng ta nhận định được doanh nghiệp đó có đang tốt lên hay không.

Ý nghĩa chỉ số ROA

Chỉ số ROA là chỉ số thể hiện tốt trong việc ứng dụng tài sản từ doanh nghiệp. Chỉ số ROA càng cao thì càng cho thấy sự hiệu quả của quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tương tự trong chứng khoán, ở đâu mà tỷ số ROA lớn có nghĩa là chứng khoán ở đó được ưa chuộng. Và dĩ nhiên những chứng khoán đó sẽ có mức giá cao hơn so với các loại chứng khoán khác trên thị trường. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số ROA để nắm được những thông tin quan trọng và thiết yếu về những khoản lãi được sinh ra từ số vốn góp ban đầu.

Chỉ số ROA có ý nghĩa quan trọng cho cả doanh nghiệp, ngân hàng cho vay và nhà đầu tư cổ phiếu.

Đối với chủ doanh nghiệp

Chỉ số ROA phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn vào ROA, ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ phân bổ lại vốn đầu tư và lợi nhuận ròng hợp lý hơn.  Ngoài ra, ROA còn là yếu tố để công ty quyết định chiến lược kinh doanh.

Ví dụ: Công ty A có ROA = 10% trong năm 2020. Tức là bỏ vốn 1 tỷ đồng, công ty thu về lợi nhuận 100 triệu trong năm 2020. Từ đây có thể hiểu được ROA càng cao thì doanh nghiệp càng hoạt động vốn hiệu quả.

Đối với các nhà đầu tư

ROA giúp các nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu tốt để đầu tư hiệu quả. Doanh nghiệp cùng lĩnh vực nào có ROA cao thì khả năng sinh lời cao hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên xem xét lịch sử ROA của chính công ty đó để xem công ty có đang hoạt động hơn trước không.

Đối với ngân hàng cho vay

Chỉ số ROA phản ánh tình hình tài chính tổng quan của mỗi một doanh nghiệp. Dựa ROA, ngân hàng biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để xem có nên cho vay vốn hay không.

Cách tính ROA

Để tính ROA không quá phức tạp, chỉ cần áp dụng công thức ROA là có thể xác định được chỉ số ROA dễ dàng.

Công thức tính ROA

ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%

Trong đó:

  • Earning: Là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đây là khoản lợi nhuận ròng được sử dụng chủ yếu cho cổ phiếu thường.
  • Assets: Là tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp. Đây chính là toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp có.
  • 100%: Chỉ số ROA được tính theo đơn vị %.

Khi tính ROA nhà đầu tư cần lưu ý rằng tổng tài sản của doanh nghiệp không được tính sơ sài. Có công thức cụ thể để xác định tổng tài sản của doanh nghiệp. Công thức đó là bằng giá trị vốn chủ sở hữu công với nợ của doanh nghiệp đó.

Cách tính ROA trên báo cáo tài chính

Dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố định kỳ hàng quý, hàng năm bạn có thể dễ dàng xác định chỉ số ROA qua các bước sau:

  • Bước 1: Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
    • Chỉ tiêu này được thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Xác định chỉ tiêu tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp
    • Để xác định chính xác chỉ tiêu tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp, ta sử dụng công thức:
    • Tổng tài sản bình quân = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ) / 2
  • Bước 3: Tính chỉ số ROA
    • Sử dụng công thức ROA sau:
    • ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

Ví dụ về cách tính chỉ số ROA

Để hiểu rõ hơn về công thức tính ROA, hãy xem ví dụ về cách tính ROA của Tổng công ty hàng không Việt Nam năm 2018 ngay sau đây:

Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế

Trong báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của Tổng công ty hàng không Việt Nam, ta có được dữ liệu Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thế này là 13.506 tỷ.

Xác định chỉ tiêu tổng tài sản bình quân

Nếu chỉ dựa vào tổng tài sản tại thời điểm 31.12.2018, sẽ không phản ánh đúng sự thay đổi về tài sản của công ty trong 1 năm. Do đó, ta xem xét thêm chỉ tiêu tổng sản sản bình quân để tăng tính chính xác.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh, tổng tài sản bình quân = (Tổng tài sản đầu kì + Tổng tài sản cuối kì) / 2. Tức là TSBQ = (131.511+101.776)/2 = 116.644 tỷ đồng

Tính chỉ số ROA

Thay số liệu vào công thức, ta có chỉ số ROA của Tổng công ty hàng không Việt Nam năm 2018 như sau: ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân = 13.506/116.644 = 11,57%

Những lưu ý về chỉ số ROA

Khi phân tích doanh nghiệp dựa theo chỉ số ROA, có một số điều nhà đầu tư cần lưu ý như sau:

  • Dữ liệu phân tích: Cần xem xét đến sự tin cậy của Báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đó công bố.
  • Lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động: Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có những tiêu chí nhận định khác nhau về chỉ số ROA do đó nhà đầu tư cũng cần lưu ý vấn đề này để những nhận định đưa ra là chính xác.
  • Chỉ số ROA của một doanh nghiệp nếu như có sự tăng trưởng qua các năm thì được coi là tín hiệu tốt, còn nếu như sự tăng giảm thất thường thì sẽ cần lưu ý.
  • Khi phân tích chỉ số ROA nhà đầu tư cần phân tích kết hợp thêm các chỉ số khác như ROE và ROS cũng như đòn bẩy tài chính để đánh giá được toàn diện hơn.

Chỉ số ROA là một chỉ số tuy đơn giản nhưng có mức độ sử dụng rất phổ biến trong thị trường chứng khoán. Ngoài chỉ số ROA, các nhà đầu tư cũng nên kết hợp sử dụng thêm các chỉ số chứng khoán khác để đánh giá được toàn diện hơn về mức độ hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp trước mỗi quyết định giao dịch đầu tư. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho các nhà đầu tư về chỉ số ROA là gì trong chứng khoán và những điều cần lưu ý khi sử dụng chỉ số này. Chúc các nhà đầu tư áp dụng hiệu quả và tạo ra những kết quả đầu tư thành công.

Ưu – nhược điểm của chỉ số ROA

Khi phân tích tài chính doanh nghiệp thông qua ROA, bạn cần hiểu rõ ưu nhược điểm của chỉ số này.

Ưu điểm

  • Cách tính ROA đơn giản, dễ dàng để các nhà đầu tư mới phân tích cổ phiếu;
  • Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khá chuẩn xác.

Nhược điểm

  • ROA chỉ phản ánh một khía cạnh, không thể hiện bức tranh tài chính toàn cảnh của doanh nghiệp. Bạn cần kết hợp tính toán thêm các chỉ số khác để có cái nhìn khách quan hơn;
  • ROA không có giá trị khi dùng để so sánh giữa doanh nghiệp khác ngành;
  • Lợi nhuận của doanh nghiệp biến động liên tục nên ROA chỉ hiệu quả khi tính trong thời gian dài;
  • Lợi nhuận có thể bị công ty cắt giảm hoặc thổi phồng. Do đó, ROA có thể bị bóp méo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *